Bí mật thùng Carton

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao khi làm thùng carton, lớp sóng nhỏ luôn ở bên ngoài và lớp sóng lớn ở trong thùng. Tại sao lại làm như vậy? và làm như vậy có ích lợi gì?

Để hiểu được tại sao lại có sự sắp xếp như vậy  thì chúng ta cần tìm hiểu được cấu trúc của sóng giấy và nguyên lý của việc đóng thùng carton.

Thứ nhất, từ các lớp giấy sóng…

Thông thường, các lớp sóng cao thường là sóng A, hoặc sóng C.

Sóng A có chiều cao sóng từ 35- 40mm, chiều dài chân sóng từ 34 -36mm. Sóng A có đặc tính là độ đàn hồi lớn, có thể chống nhún, méo.

Sóng B thuộc dạng sóng thấp. Loại sóng này có chiều dài chân sóng từ 20 – 25mm.  Do sóng thấp và ngắn, nên sóng B lại có tác dụng cho việc chống va đập, chống cắt và xuyên thủng.

Sóng C có chiều cao và bước sóng thấp hơn sóng A nhưng cao hơn sóng B. Loại sóng C này có chiều cao đỉnh sóng từ 32 – 35mm. Chiều dài chân sóng C từ 30 – 32mm. Sóng C có đặc tính 1 phần của sóng A và một phần của sóng B. Có nghĩa là, sóng C cũng có khả năng chịu đàn hồi, chịu móp tốt, chống nhún tốt. Nhưng nó cũng có khả năng chịu được tác động, chống cắt một cách trung bình.

Sóng E có chiều cao bước sóng chỉ 8 – 10mm, là sóng có bước sóng thấp nhất. Biên độ sóng từ 25 – 30 sóng/10cm. Sóng E cho giấy carton có độ cứng, chịu lực, chịu nén, chịu tác động và xuyên thủng. Nhưng gần như không có độ đàn hồi. Do vậy mà các sóng E chỉ dùng làm giấy carton cho các hộp mỹ phẩm, thực phẩm, thùng carton nhỏ …

Khi làm thùng carton, các loại sóng này không đi riêng, mà kết hợp với nhau, tạo thành tấm carton nhiều lớp. Tấm làm thùng thông dụng nhất là giấy 05 lớp. Và nó được kết hợp gồm một sóng cao, và một sóng thấp. Thường thấy là thùng có sóng AB hay thùng  có sóng BC. Nếu các thùng lớn cần độ chắc, chống va đập, có thể làm thùng sóng BB… Và dựa vào đặc tính của các sóng này, chúng ta thuận theo những giá trị của nó để làm thùng.

1

Cấu tạo của thùng Carton

Khi làm thùng carton, cần đáp ứng đủ yêu cầu của kỹ thuật cơ bản như sau: Mặt ngoài của thùng là nơi dễ bị tác động ngoại lực nhất. Chính vì thế mà nó phải chịu được các lực tác động bề mặt, lực xuyên thấu,… do vậy người ta thường dùng lớp ngoài cùng là lớp giấy có thể chống thấm, chống ẩm, chống nắng. Và cũng đủ độ dai để chống lực nên thường sóng B hay sóng E được chọn làm lớp ngoài.

Còn một thế giới carton hoàn toàn khác bên trong nơi mà cần các sóng có chức năng đàn hồi, chống nhún và vừa khít với hàng hóa.

Vì khi đóng gói và vận chuyển, càng về sau, độ xóc dọc đường có thể làm thùng lỏng lẻo ra so với hàng hóa. Nếu lỏng quá, sẽ gây nên lực phá từ bên trong. Sau đó thùng vừa hay có độ lỏng không đáng kể.

Nếu đóng gói cho sản phẩm nặng, vừa và khít chặt, thì có thể phải cần lực ép, đàn hồi khi đưa sản phẩm vào trong lòng. Và sóng A, hay sóng C cao cho phép biến dạng chút ban đầu, sau đó tự nở ra cho vừa bên trong thùng. Vì nó có sự đàn hồi này, giúp cho sản phẩm cố độ êm và không bị vỡ, tróc hư trong quá trình di chuyển bị rung – lắc.

Ngoài những lý do như trên thì nhằm mang lại tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Lớp bề ngoài của thùng cần in ấn để quảng bá hình ảnh, thương hiệu. Do đó mà lớp này cần độ mịn, mượt và bắt mắt, các lớp sóng càng thấp và càng đều càng tốt. Nếu để các lớp sóng lớn bên ngoài thì mỹ quan sẽ không đẹp.

Đây chính là lý do của việc thùng carton luôn sắp xếp sóng nhỏ hơn ra ngoài. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *