Giấy Carton là gì?
Carton (giấy carton) là một loại giấy trong ngành bao bì, có ít nhất 2 lớp với 1 lớp sóng và lớp lót, có trường hợp lên đến 9 lớp (5 lớp lót và 4 lớp sóng). Carton được sử dụng làm thùng giấy carton dùng cho đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Ngoài chức năng bảo vệ hàng hóa tránh những va đập, carton có thể được in ấn bắt mắt nhằm mục đích PR thương hiệu.
Hầu như tất cả các ngành sản xuất ra sản phẩm đều có nhu cầu sử dụng thùng giấy carton.
Nguyên liệu để sản xuất Giấy Carton là gì?
Carton được sản xuất với nguyên liệu chính là giấy. Với carton thông thường trong thành phần carton có khoảng 74% giấy, 22% polyethylene và4% nhôm. Carton dùng trong môi trường nhiệt độ thấp có khoảng 80% giấy và 20% polyethylene.
Có phải giấy Carton là một sản phẩm tái chế?
Đúng vậy! Carton được sản xuất từ giấy tái chế và sau khi sử dụng, carton có thể tái sử dụng lại nhiều lần nữa. Như vậy, vòng tuần hoàn của giấy carton giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Tôi có thể tái chế giấy làm thùng carton như thế nào?
Bạn có thể thu gom giấy đã qua sử dụng và đưa nó đến các nhà máy tái chế giấy. Tại đây, giấy sẽ được nghiền thành bột và cùng với các quá trình và máy móc tạo nên giấy carton, trải qua các công đoạn cắt, bế, in ấn, … làm thành thùng carton.
Làm sao đảm bảo quy trình tái chế không bị lẫn các tạp chất khác?
Tất cả các loại phế liệu sẽ được phân loại trước khi đưa đến nhà máy tái chế giấy. Hơn nữa, quá trình tái chế sẽ tiếp tục phân loại đảm bảo giấy tái chế sạch và an toàn nhất.
Tôi có cần phải làm sạch thùng carton trước khi đem nó đi tái chế không?
Bạn có thể làm điều đó nhưng tôi nghĩ là không cần thiết lắm vì quá trình tái chế giấy sẽ làm điều đó. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo giấy của bạn không chứa chất lỏng và các loại tạp chất khác.
Quy trình sản xuất giấy carton từ giấy tái chế như thế nào?
Giấy phế liệu sau khi được thu gom từ các cơ sở thu gom phế liệu sẽ được đóng thành các thùng, kiện hàng để chuyển đến nhà máy. Tại đây, giấy phế liệu sẽ được trộn lẫn với nước trong máy xay để trích xuất tất cả các sợi giấy từ nhựa và nhôm. Lúc này, cái sợi giấy đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất thành giấy cuộn. Từ giấy cuộn đưa vào máy chạy sóng và các máy móc khác tạo thành giấy carton.
Thùng carton sau khi sử dụng có thể tái chế được những gì?
Tùy vào mục đích của các cơ sở sản xuất hay nhà máy mà thùng carton có thể tái chế nhiều cách khác nhau. Một số được nghiền thành bột để tái chế lại thành thùng carton mới, một số khác có thể được tận dụng để làm các vật dụng trong nhà hay các đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ, làm giấy văn phòng hay các kệ, tủ, … được sử dụng như một vật dụng thường nhật, rất thân thiện với môi trường.
Xử lý như thế nào với lớp nilon trên mặt thùng carton? Việc đó có khó khăn gì không?
Lớp nilon trên thùng carton thực ra là một lớp mỏng polyethylene (nhựa). Việc xử lý nó không quá khó khăn vì đã có những máy móc chuyên dụng có thể bóc tách phân loại chúng.
Vậy với những lớp nhôm hay nhựa còn sót lại thì sao? chúng ta làm gì với chúng?
Sau khi bóc tách lớp polyethylene ra khỏi các thùng giấy carton chúng ta có thể tái chế chúng theo nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là gửi cho các nhà máy chuyên tái chế nhôm/nhựa để họ có phương pháp tái sử dụng. Một số được sử dụng làm chất đốt, số còn lại được tái sản xuất lại giống như tái chế giấy. Tuy nhiên, không phải tất cả nhôm/nhựa đều được tái chế, chúng có thể bị thải ra ngoài trong một bãi rác. Hội đồng Carton đang làm việc với các nhà máy giấy để tìm ra giải pháp tốt hơn trong khi cân nhắc về môi trường và các khía cạnh tài chính.
Tại sao tôi nên tái chế các thùng carton?
Bởi vì thùng carton được sản xuất từ giấy, đó là một vật liệu có thể tái chế. Tái chế giấy là một hoạt động cần thiết để giảm lượng chất thải, tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên và tạo thu nhập cho chính bạn. Hành động tái chế giấy và sử dụng giấy tái chế là hành động mang tính nhân văn cần được củng cố phát huy.
Công ty Bao Bì Nam Ninh
Địa chỉ: Lô B4(C5-7) đường N4 – KCN H òa Xá – TP Nam Định – T.Nam Định
Hotline: 0936878158 – 0818368488
Email: baobinamninh@gmail.com